Giá lập vi bằng là thắc mắc của nhiều người hiện nay mà chưa có câu trả lời chi tiết. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu mặt bằng chung về mức giá lập vi bằng hiện nay? Chi phí lập vi bằng có được nhà nước quy định? Các yếu tố ảnh hưởng tới mức giá lập vi bằng? Hướng dẫn thủ tục lập vi bằng… Hãy cùng Thừa phát lại Ngọc Phú tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. Mặt bằng chung về mức giá lập vi bằng hiện nay
Không có bảng giá chung cho chi phí lập vi bằng, các văn phòng thừa phát lại tự quyết định phí dịch vụ và tiến hành niêm yết công khai.
II. Giá lập vi bằng có được nhà nước quy định
Căn cứ pháp lý theo quy định tại Điều 64 Nghị định 08/2020/NĐ-CP như sau:
Chi phí lập vi bằng do người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận theo công việc thực hiện hoặc theo giờ làm việc.
Văn phòng Thừa phát lại quy định và phải niêm yết công khai chi phí lập vi bằng, trong đó xác định rõ mức tối đa, mức tối thiểu, nguyên tắc tính.
Xem thêm tại đây.

III. Các yếu tố ảnh hưởng tới mức giá lập vi bằng
1. Nội dung công việc khách hàng yêu cầu lập vi bằng Thừa phát lại
Chi phí lập vi bằng không áp dụng theo cách tính dựa trên giá trị tài sản liên quan đến quá trình lập vi bằng như thủ tục công chứng nhưng tùy thuộc vào tính chất phức tạp của vụ việc cần lập mà chi phí này có thể cao hơn hoặc thấp hơn mức niêm yết.
Thời gian, công sức Thừa phát lại bỏ ra để hoàn thiện một vi bằng có độ dài 10 trang sẽ khác với những vi bằng hàng trăm trang.
Mặt khác, một số loại vi bằng đặc thù (hoặc theo sự yêu cầu của khách hàng) cần sử dụng các biện pháp nghiệp vụ riêng như ghi hình, đo đạc… cần công cụ hỗ trợ cũng làm tăng chi phí lập vi bằng so với các vụ việc thông thường.
2. Giờ làm việc của văn phòng Thừa phát lại
Tùy thuộc quy định của từng văn phòng mà giờ làm việc sẽ có sự thay đổi nhưng đều dao động quanh giờ làm việc hành chính của cơ quan nhà nước.
Do đó, nếu khách hàng vì lý do công việc hoặc lý do các nhân khác có nhu cầu lập vi bằng ngoài giờ hành chính hoặc lập vi bằng vào ngày lễ, ngày nghỉ thì chi phí lập vi bằng sẽ tăng thêm.
3. Các khoản chi phí thực tế phát sinh trong quá trình lập vi bằng
Phát sinh trong quá trình lập vi bằng chủ yếu đến từ các yếu tố như chi phí đi lại, chi phí cho người làm chứng, chi phí phải nộp cho cơ quan nhà nước (Nếu cần thu thập thông tin)…

IV. Hướng dẫn thủ tục lập vi bằng
Thủ tục lập vi bằng được quy định tại Điều 39 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, thủ tục lập vi bằng cụ thể như sau:
Bước 1: Người có yêu cầu và văn phòng Thừa phát lại lập hợp đồng yêu cầu cung cấp dịch vụ.
Bước 2: Lập vi bằng
Việc lập vi bằng phải do chính Thừa phát lại thực hiện. Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại có thể giúp Thừa phát lại thực hiện việc lập vi bằng, nhưng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm về vi bằng do mình thực hiện.
Vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến; việc ghi nhận phải khách quan, trung thực.
Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.
Vi bằng lập thành 03 bản chính: 01 bản giao cho người yêu cầu; 01 bản gửi Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để đăng ký trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lập vi bằng; 01 bản lưu trữ tại văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về chế độ lưu trữ đối với văn bản công chứng.
Bước 3: Đăng ký vi bằng với Sở Tư pháp
Sau khi lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại gửi Sở Tư pháp để đăng ký, cụ thể:
Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng Thừa phát lại. Vi bằng được coi là hợp lệ khi được đăng ký tại Sở Tư pháp.
V. Các câu hỏi thường gặp
1. So sánh mức giá lập vi bằng và chi phí công chứng
- Chi phí lập vi bằng do người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận theo công việc thực hiện hoặc theo giờ làm việc.
- Văn phòng Thừa phát lại quy định và phải niêm yết công khai chi phí lập vi bằng, trong đó xác định rõ mức tối đa, mức tối thiểu, nguyên tắc tính.
Lưu ý: Trên cơ sở chi phí đã niêm yết, người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại có thể thỏa thuận thêm về chi phí thực hiện theo công việc hoặc theo giờ làm việc và các khoản chi phí thực tế phát sinh bao gồm: Chi phí đi lại; phí dịch vụ cho các cơ quan cung cấp thông tin; chi phí cho người làm chứng, người tham gia hoặc chi phí khác (nếu có).
- Phí công chứng bao gồm phí công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, phí lưu giữ di chúc, phí cấp bản sao văn bản công chứng.
- Người yêu cầu công chứng phải trả thù lao khi yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao chụp, dịch giấy tờ, văn bản và các việc khác liên quan đến việc công chứng.
- Trường hợp người yêu cầu công chứng đề nghị xác minh, giám định hoặc thực hiện công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng thì người yêu cầu công chứng phải trả chi phí để thực hiện việc đó.
Lưu ý: Mức chi phí do người yêu cầu công chứng và tổ chức hành nghề công chứng thỏa thuận. Tổ chức hành nghề công chứng không được thu chi phí cao hơn mức chi phí đã thỏa thuận.
2. Giá lập vi bằng của Thừa phát lại Ngọc Phú
Giảm giá 20% chi phí lập vi bằng khi đặt lịch trước khi đến văn phòng
- Lập vi bằng nhà đất: Chi phí lập vi bằng trong trường hợp này sẽ tùy thuộc vào giá trị nhà đất – là đối tượng được ghi nhận trong vi bằng.
- Lập vi bằng kinh doanh: Chi phí lập vi bằng trong trường hợp này tại các văn phòng thừa phát lại thường chỉ dao động từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Chi phí lập vi bằng có thể còn căn cứ vào thời gian thừa phát lại tham gia làm việc, yêu cầu của cá nhân, tổ chức về việc thực hiện lập vi bằng (yêu cầu càng cụ thể, chi tiết, thừa phát lại càng bỏ nhiều công sức ra làm việc thì chi phí lập vi bằng càng cao).
Vì vậy, chi phí lập vi bằng bị phát sinh chủ yếu ở vấn đề đi lại của Thừa phát lại. Các bên thường có địa điểm họp, giao dịch cố định hoặc tại trụ sở làm việc nên yêu cầu Thừa phát lại trực tiếp đến địa điểm mình chỉ định thực hiện công việc.
Việc di chuyển của Thừa phát lại và thư ký nghiệp vụ cần kèm theo một số công cụ, tài liệu tuy chi phí phát sinh này không lớn nhưng nếu có điều kiện, các bạn có thể đến trực tiếp văn phòng Thừa phát lại để thực hiện thủ tục.
- Lập vi bằng ghi nhận hành vi và thiệt hại do hành vi của tổ chức, cá nhân gây ra: Chi phí lập vi bằng trong trường hợp này thường khá cao do đòi hỏi thừa phát lại phải làm việc một cách linh động, không được báo trước lịch làm việc và phải di chuyển nhiều, chuẩn bị hồ sơ tài liệu để ghi nhận hành vi và thiệt hại trong một thời gian ngắn và có thể phải sử dụng nhiều công cụ khác nhau để lập vi bằng như quay video, chụp ảnh, soạn thảo văn bản,….
- Lập vi bằng ghi nhận hành vi trên mạng internet: Chi phí lập vi bằng trong trường hợp này cũng tương tự như đối với trường hợp lập vi bằng ghi nhận hành vi và thiệt hại do hành vi của tổ chức, cá nhân gây ra, bởi về bản chất đây đều là vi bằng ghi nhận một sự kiện, hành vi, trạng thái của sự việc.
- Lập vi bằng thỏa thuận tài sản vợ chồng: Chi phí lập vi bằng trong trường hợp này thường dao động từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. Chi phí lập vi bằng này cũng có thể cao hơn nếu nội dung ghi nhận nhiều tài sản, bao gồm cả động sản và bất động sản.
Từ những phân tích trên, có thể thấy mỗi trường hợp nên lập vi bằng sẽ có phạm vi, nội dung khác nhau. Tương ứng với những phạm vi, nội dung ấy thì giá lập vi bằng cũng khác nhau.
3. Văn phòng ở Bến Tre thì lên TP.HCM lập vi bằng hết bao nhiêu tiền?
Việc lập vi bằng khi văn phòng Bến Tre lên TP.HCM thì giá tùy theo từng vụ việc.
VI. Kết luận
Quý khách có thể liên hệ với Thừa phát lại Ngọc Phú về giá lập vi bằng qua các kênh:
Địa chỉ: 139H4 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Văn phòng: 3C2 Đồng Khởi, phường Phú Khương, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre
hoặc số hotline: 0913 41 99 96
Email: thuaphatlaingocphu@gmail.com
Theo dõi Thừa phát lại Ngọc Phú tại đây: https://thuaphatlaingocphu.vn/